Bổ sung rau củ, vitamin khoáng chất tăng cường tổng hợp dưỡng chất trong sữa mẹ - HMO

Theo một nghiên cứu quan sát được tài trợ bởi Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Dinh dưỡng Abbott ở Thượng Hải, với sự tham gia của 277 bà mẹ đến từ Thiên Tân, các nhà nghiên cứu đã thu thập 383 mẫu sữa non và tiến hành bằng câu hỏi về tần suất thức ăn với các bà mẹ từ khi bắt đầu cho đến ngày mở 400 sau sinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng: Trong giai đoạn cho con bú, khi được bổ sung lượng rau, vitamin và các khoáng chất nhiều hơn, thành phần oligosaccharide (HMO) trong sữa mẹ sẽ cao hơn.

Đặc biệt, chế độ ăn uống bổ sung vitamin B1 và B2 còn tác động đến việc sản xuất 2'-fucosyllactose (2 FL) là loại oligosaccharide (HMO) dồi dào nhất trong sữa mẹ.

Phát hiện được công bố trên tạp chí Nutrients được cho là báo cáo đầu tiên chứng minh mối liên hệ giữa chế độ ăn uống bổ sung vitamin, khoáng chất, rau và lactose với nồng độ HMO trong sữa mẹ.

2-FL và 3- FL

Chế độ ăn uống bổ sung vitamin B1 và B2 là những yếu tố được dự đoán tác động tích cực sự gia tăng nồng độ 2'FL và 3-fucosyllactose (3-FL) trong sữa mẹ

Các nhà nghiên cứu cho biết: "Kết quả của chúng tôi, phù hợp với một nghiên cứu trước đây cho thấy lượng vitamin được bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày có liên quan mật thiết đến nồng độ HMO trong sữa mẹ”

Mặt khác, rau quả, vitamin A, B3 và C là những yếu tố dự báo có tác dụng làm tăng  3'-FL trong sữa mẹ.Giải thích cho điều này, các nhà nghiên cứu cho rằng nguyên nhân có thể là do nồng độ cao của vitamin trong rau củ.

Khoáng chất

Các khoáng chất có tác dụng tích cực với tổng của tất cả 6 loại HMOs.

Tuy nhiên, khoáng chất không phải là một yếu tố dự báo đáng kể cho bất kỳ HMO đơn nào trong nghiên cứu, điều này cho thấy kim loại có thể thúc đẩy một loạt các nồng độ HMO và có thể hoạt động theo một cơ chế khác.

Sữa và bánh quy

việc tiêu thụ bánh quy nhiều lại làm giảm với nồng độ HMO trong sữa mẹ.

Lượng sữa và lactose được bổ sung trong thai kì cũng cho thấy tác động tích cực đến nồng độ HMO khác như lacto-N-tetraose, tổng lượng lacto N-tetraose (LNT) và lacto-N-neotetraose (LNnT).

Tuy nhiên, việc tiêu thụ bánh quy nhiều lại làm giảm với nồng độ HMO trong sữa mẹ.

Các nhà nghiên cứu cho rằng” Kết quả cho thấy thực phẩm nhiều đường và chất béo sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nồng độ HMO trong sữa mẹ”.

Trên thực tế, đây là lần đầu tiên nhóm nghiên cứu chỉ ra mối tương quan nghịch giữa thực phẩm nhiều chất béo với HMO.

Tuy nhiên, cơ chế hợp lý và các yếu tố gây nhiễu có thể cần được nghiên cứu thêm.

Lí giải về điều này, các nhà nghiên cứu cho rằng mối liên kết giữ việc bổ sung rau quả, vitamin khoáng chấ và sự tăng lên của nồng độ HMO trong sữa mẹ có thể là do khả năng thúc đẩy các hoạt động của enzym liên quan đến tổng hợp HMO. Tuy nhiên, cơ chế hợp lý và các yếu tố gây nhiễu có thể cần được nghiên cứu thêm.

Source:https://www.nutraingredients-asia.com/